Bài 1: Cách chuyển đổi từ phần mềm cũ 2012 lên 2014
Bước 1: Mở phần mềm cũ nét 2012 xem tên máy chủ, tên dữ liệu Kế toán
Bước 2: Mở phần mềm mới net 2014 sao cho trên màn hình chỉ còn tệp và trợ giúp
+Vào tệp, chuyển dữ liệu lên 2014 nhấn tiếp tục
+Máy chủ: chọn tên máy chủ như phần mềm cũ net 2012
+Dữ liệu kế toán: chọn tên dữ liệu kê toán đang làm của net 2012
+Máy chủ mới: Như mặc định của phần mềm
+Tên dữ liệu kế toán mới thêm đuôi CD ở đằng sau dữ liệu KT
+Nhấn tiếp tục đến khi thực hiện máy báo thành công
Chú ý: Sau khi chuyển đổi lên net 2014 in bảng cân đối chọn nguồn là tổng hợp, chương là tổng hợp, khoản là tổng hợp bậc là tất cả.
*Cách điều chỉnh bảng đối chiếu
1.Mẫu số 02 (muốn hiển thị tiểu mục, hiển thị mục): vào Báo cáo =>báo cáo tài chính in mẫu số 02
+Chọn kỳ báo cáo
+Mẫu báo cáo: chọn mẫu tùy chỉnh, tích vào tùy chỉnh mẫu
+các dòng trên báo cáo: đưa chuột đến mục, nháy chuột phải, xóa dòng, nhấn cất mẫu ->nhấn in
2.Muốn hiển thị nội dung trên bảng đối chiếu:
+In mẫu số 02, chọn mẫu báo cáo: là mẫu tùy chỉnh
+Tích vào tùy chỉnh mẫu
+Tích vào cột thông tin hiển thị (bên cạnh chữ nội dung)
+Tích vào tiểu mục => đồng ý =>cất mẫu
*Chú ý: Khi tùy chỉnh mẫu mà bị sai thì có thể lấy được mẫu mặc định ban đầu bằng cách:
-In đối chiếu mẫu 02 chọn mẫu tùy chỉnh, tích vào tùy chỉnh mẫu, tích vào chữ lấy lại mẫu mặc định =>nhấn có => đồng ý => cất mẫu
Bài 2: Quy trình hạch toán cam kết chi
Bước 1: Làm đề nghị cam kết chi
Vào nghiệp vụ =>kho bạc =>cam kết chi=>đề nghị cam kết chi =>nhấn thêm , điền đầy đủ các thông tin chung, điền số cam kết chi, diễn giải nguồn, tiểu mục, số tiền =>nhấn cất.
*Chú ý: Tích vào in có thể in được giấy đề nghị cam kết chi theo quyết định 759
Bước 2: Chuyển khoản
Vào kho bạc=>chuyển khoản kho bạc, điền đầy đủ các thông tin chung
+Chọn số cam kết chi (đã làm đề nghị ở bước 1)=> định khoản N66121, C46121=>số tiền =>tiểu mục=> nhấn cất.
Bài 3: Quy trình hạch toán rút lương tự động (tiền mặt)
Bước 1: rút tiền mặt: vào kho bạc =>nhập quỹ tiền mặt, điền đầy đủ các thông tin chung, định khoản N1111, C46121, sô tiền , tiểu mục =>nhấn cất
Bước 2: trả lương tại giao diện của giấy rút vào tiện ích =>sinh chứng từ trả lương
+Sửa lại nội dung cần thiết (VD:Chi lương…), phần mềm sẽ tự động định khoản N3341/C1111.
*Chú ý: Đối với các tiểu mục không phải là lương:(Công tác phí, Vp phẩm..) chạm chuột, nháy chuột phải =>xóa dòng =>nhấn cất.
Bước 3: Tính lương: tại giao diện của phiếu chi trả lương vào tiện ích =>hạch toán chi phí lương, phần mềm tự đông định khoản N66121/C3341wx
In ra k đủ tên, số liệu=>View lên màn hình, ấn sửa phông chữ, chọn hết time new roman
*Quy trình hạch toán thai sản
Bước 1: Chuyển 2% từ tài khoản ngân sách 9523 vào tài khoản 3713
+Vào kho bạc =>chuyển khoản kho bạc =>tài khoản tiền gửi, điền đầy đủ các thông tin chung (định khoản N1121/C46121, số tiền, nguồn, tiểu mục 6301) =>nhấn cất
Bước 2: Xác định 2% thai sản =>vào sổ cái =>chứng từ nghiệp vụ khác, điền đầy đủ các thông tin chung, định khoản N66121/C3321, tiểu mục 6301, số tiền (bằng 2%) =>nhấn cất
Bước 3: Trường hợp 2% giữ lại không đủ, nhận giấy báo có của bảo hiểm =>vào tiền gửi =>thu tiền gửi, điền đầy đủ các thông tin chung (đơn vị trả tiền, trả vào tài khoản nào).
-Định khoản N1121/C3321
Bước 4: Xác định số phải trả: vào sổ cái =>chứng từ nghiệp vụ khác điền đầy đủ các thông tin chung
-Định khoản N3321/C3341 =>tổng số phải trả
Bước 5: rút tiền mặt về chi thai sản
a)Rút tiền: vào tiền mặt =>lập phiếu thu =>phiếu thu rút tiền gửi NH, KB=>điền đầy đủ các thông tin (ai là người đi rút tiền, rút từ tài khoản nào)
-Định khoản: N1111/C1121, số tiền = 2%giữ lại + giấy báo có của bảo hiểm
b)Chi tiền: Vào tiền mặt =>lập phiếu chi, điền đầy đủ các thông tin chung
định khoản N3341/C1111 =>số tiền bằng tổng phải trả
Bước 6: Trường hợp chuyển khoản trả thai sản bằng Ủy nhiệm chi thì sẽ bỏ qua bước 4 (rút tiền mặt)
Vào tiền gửi=>chi tiền gửi, điền đầy đủ các thông tin (đơn vị trả tiền, trả vào tài khoản nào).
-Định khoản N3341/C1121=>số tiền=>nhấn cất.
Tài sản cố định
Ghi giảm TSCĐ (trong trường hợp thanh lý, hỏng hóc) =>tích vào ghi giảm =>chọn mã tài sản ghi giảm là ok
Đánh giá lại TS (trong trường hợp sửa chữa lớn – thay đổi về nguyên giá)
Công cụ dụng cụ (theo dõi trên TK 005)
Không theo dõi hao mòn, chỉ ghi giảm khi thanh lý
(In =>giấy rút dự toán theo QĐ 759 =>cách hiển thị => tích vào cỡ chữ có thể thay đổi được cỡ chữ to nhỏ, lặp lại chữ ký…)
Bài 4: Làm bảng lương trên phần mềm
1. Thiết lập quy định về lương, thếu, bảo hiểm
Vào tiền lương =>chọn quy định lương, thuế, BH
-Kiểm tra số ngày làm việc trong tháng (22 ngày)
-Tích chọn làm tròn khi tính lương hay không.
-Kiểm tra lại tỷ lệ các khoản đóng góp (sửa tỷ lệ phần KPCĐ trừ vào lương là 0% nếu tổng khấu trừ là 10,5%) =>nhấn đồng ý
2. Thiết lập về các khoản lương và phụ cấp
Vào tiền lương =>chọn khoản lương =>tích đúp chuột vào từng khoản lương và phụ cấp mà đơn vị có (lương ngạch bậc, lương HĐ,…)
-Kiểm tra về quy định tính thuế, bảo hiểm
-Kiểm tra lại công thức tính
-Kiểm tra thông tin hạch toán (nguồn, chương, khoản, tiểu mục)
-Tích bỏ nút không sử dụng =>nhấn cất
3.Cách thêm mới khoản lương và phụ cấp.
Vào tiền lương=>khoản lương=>nhấn thêm =>điền mã khoản lương (viết liền k dấu, k cách, k ký tự đặc biệt), điền tên khoản lương (viết chi tiết)
-Tích chọn tính thuế, tính bảo hiểm (nếu có)
-Xác định công thức tính, điền thông tin hạch toán (nguồn, chương, khoản, TM) =>nhấn cất
*Chú ý: Khi thiết lập lương, Phụ cấp, đối với những khoản phụ cấp tính theo tỷ lệ khi đặt công thức tính =>chọn theo cột thành tiền. Để thiết lập công thức =>tích vào ô … ở phần số tiền/công thức. =>chọn công thức xác định:
PC thâm niên nghề = (lương+PVCV+PCTN VK)/100
Bấm kiểm tra công thức, nếu công thức hợp lệ =>nhấn đồng ý
4.Cách khai báo cán bộ
-Vào tiền lương =>cán bộ =>thêm =>điền mã cán bộ, tên cán bộ, chức danh, phòng ban. Điền các thông tin cá nhân nếu có (số tài khoản, số CMT) =>chọn loại cán bộ
-Tích sang phần 2-thu nhập thường xuyên =>điền chi tiết hệ số và tỷ lệ theo từng khoản lương và phụ cấp mà cán bộ được hưởng
-tích Sang phần 3-khấu trừ thường xuyên: kiểm tra lại tỷ lệ khấu trừ bảo hiểm (hiệu trưởng không đóng thất nghiệp, sửa lại là 0%)=>nhấn cất
5.Cách lập bảng lương
Vào tiền lương =>tính lương=>chọn lập bảng lương =>chọn tháng lương cần lập =>chọn phòng ban(như đã khai báo cán bộ ban đầu) =>đồng ý
6.Cách nhập khẩu cán bộ
Bước 1: vào tiền lương=>cán bộ=>tích nhập khẩu=>lấy mẫu ngầm định =>lưu lại mẫu ngầm định
Bước 2: mở bảng lương ngoài excel copy paste từng cột vào mẫu nhập khẩu
*Chú ý: -Cột phòng ban lấy theo mã phòng ban đã khai trên phần mềm.
-Các cột phụ cấp theo tỷ lệ chỉ cần điền phần số, điền mã
Bước 3: Vào phân hệ tiền lương=>chọn cán bộ =>nhập khẩu=>chọn tệp nguồn theo đường dẫn đến mẫu đã lưu=>chọn dòng tiêu đề (dòng số 2) =>tiếp theo =>kiểm tra các cột ghép dữ liệu=>chọn nhập khẩu ghi đè =>tiếp theo=>thực hiện =>đóng
7.Cách sắp xếp thứ tự cán bộ trên bảng lương
-Vào nghiệp vụ=>tiền lương=>sắp xếp thứ tự cán bộ trên bảng lương=>tích chọn cán bộ cần sắp xếp=>dùng các phím mũi tên để điều chỉnh thứ tự mong muốn =>đồng ý
8.Cách điều chỉnh mẫu bảng lương:
Khi lập bảng lương trước khi nhấn cất ta chọn mẫu bảng lương
=>Tích chuột phải =>chọn cột không cần hiên lên bảng lương=>chọn ẩn cột
-Để lưu lại mẫu bảng lương: tích chuột phải=>chọn cất thành mẫu mới=>điền tên giá trị mới =>đồng ý
-Để sửa tiêu đề cột=>tích chuột phải vào cột cần sửa=>chọn sửa tiêu đề cột=>điền tên giá trị mới=>đồng ý.
-Muốn thêm cột trên bảng lương=>tích chuột phải=>chọn thêm cột=>chọn ô … ở phần mã cột=>tích chọn cột cần thể hiện=>đồng ý
*Chú ý: Với những cán bộ không cần thể hiện trên bảng lương . Ở phần cán bộ =>tích đúp chuột vào tên cán bộ=>tích ngừng theo dõi ở cuối=>nhấn cất
*Lập bảng tổng hợp ngày nghỉ, ngày làm thêm: vào tiền lương =>chọn lập bảng tổng hợp ngày nghỉ làm thêm=>chọn tháng cần lập=>chọn loại bảng tổng hợp=>chọn cán bộ=>tích chọn danh sách cán bộ cần lập=>đồng ý =>điền số ngày nghỉ=>nhấn cất
*Truy lĩnh lương:
a.Truy lĩnh nâng lương:
vào tiền lương=>truy lĩnh lương=>truy lĩnh nâng lương=>chọn truy lĩnh lương vào tháng nào=>chọn khoản lương được nâng=>chọn cán bộ=>tích chọn cán bộ hưởng truy lĩnh=>đồng ý=>điền hệ số hoặc tỷ lệ cũ và mới=>điền tháng truy lĩnh từ tháng nào đến tháng nào=>đồng ý=>cất
b.Truy lĩnh nâng lương tối thiểu:
Vào tiền lương =>truy lĩnh lương=>truy lĩnh nâng lương tối thiểu=>chọn truy lĩnh lương vào tháng nào=>chọn tháng truy lĩnh từ tháng nào đến tháng nào=>điền mức lương tối thiểu cũ và mới=>đồng ý=>cất
9.Cách hạch toán và chi trả lương, bảo hiểm:
a.Cách hạch toán chi phí lương: vào tiền lương=>chọn hạch toán chi phí lương =>chọn tháng lương cần hạch toán=>tích chọn bảng lương=>đồng ý=>cất
vào tiện ích=>chọn sinh phiếu thu=>rút dự toán nhập quỹ =>điền đầy đủ thông tin chung, điền ngày tháng chứng từ=cất
vào in để in giấy rút và phiếu thu.
b.Chi trả lương: vào tiền lương=>chọn trả lương=>chọn bảng lương cần chi trả =>chọn hình thức trả=>nhấn lấy số liệu=>tích chọn danh sách cán bộ cần chi trả=>đồng ý=>điền đầy đủ thông tin chung, ngày tháng chứng từ=>cất
Vào in để in giấy rút và danh sách cần chi trả.
c.Trả bảo hiểm và KPCĐ: vào tiền lương, chọn nộp bảo hiểm, công đoàn phí=>chọn nộp bảo hiểm hay KPCĐ=>chọn hình thức nộp=>chọn tính số nộp kỳ này (nếu giữ lại 2% thai sản thì chọn là sau khi giữ lại 2% quỹ ốm đau rồi bấm lấy số liệu)=>đồng ý=>điền đầy đủ thông tin chung, ngày tháng chứng từ=>cất. Vào in để in giấy rút
*Tính thuế thu nhập cá nhân: Vào tiền lương=>chọn tính thuế TNCN=>chọn kỳ tính (cả năm)=>tích chọn tính thuế=>cất